Tập 7: CHIÊM NGƯỠNG VẺ ĐẸP CỔ KÍNH CỦA CHÙA HANG Ở TRÀ VINH

Tập 7: CHIÊM NGƯỠNG VẺ ĐẸP CỔ KÍNH CỦA CHÙA HANG Ở TRÀ VINH


51 , 5.00 , #Tập #CHIÊM #NGƯỠNG #VẺ #ĐẸP #CỔ #KÍNH #CỦA #CHÙA #HANG #Ở #TRÀ #VINH
Là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nên Trà Vinh mang một vẻ đẹp riêng biệt thể hiện qua các công trình kiến trúc độc đáo. Trong số những danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng ở Trà Vinh, chùa Hang là một trong những điểm đến đáng tham quan. Chùa Hang không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, mà còn bởi sự độc đáo của sân chim và những tác phẩm điêu khắc mỹ nghệ do chính những đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của các vị sư nghệ nhân của nhà chùa kỳ công sáng tạo.
Chùa Hang, tiếng Khmer gọi là Kompông Chrây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nổi tiếng, tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, cách trung tâm thành phố Trà Vinh hơn 5 km về hướng nam, theo quốc lộ 54.
Khởi nguyên, ngôi chùa này quay mặt về hướng đông, nhìn ra dòng sông Long Bình, nơi có bến ghe xuồng gần bên gốc đa để bà con phum sóc tiện lên chùa nghe kinh, lễ Phật nên có tên Wat Kompong Ch’rây (Chùa Bến Cây Đa). Chùa được thành lập năm 1637 và đã trải qua 22 đời sư trụ trì. Năm 1968 trong sự kiện Tết Mậu Thân, chùa bị bom đạn tàn phá nặng nề. Năm 1977, sư Thạch Suông (nay là sư trụ trì đời thứ 23) trở về, và vận động phục dựng lại chùa. Từ đó đến nay, qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa trở nên khang trang và bề thế.
Người dân quen gọi là chùa Hang bởi cổng phụ phía tây, quay ra tỉnh lộ 36 (nay là quốc lộ 54), được xây giống như một hệ thống 3 hang động sát nhau. Trong đó, cổng chính giữa là một hang lớn, hai cổng hai bên là hai hang nhỏ. Cả ba cổng đều được xây kiên cố với bức tường dày 12 m, tạo cảm giác đứng trong cổng như đang trong hang đá.
Cổng chùa dạng hang vòm không chỉ là công trình kiến trúc nghệ thuật tạo sự khác biệt giữa Chùa Hang với các chùa Khmer còn lại trong tỉnh mà còn ẩn chứa giá trị lịch sử tôn giáo sâu sắc. Cổng hang là “vết tích” cho thấy Phật giáo Nam tông Khmer Trà Vinh có sự kế thừa nhất định Bà La Môn giáo, bởi ngày xưa, các tu sĩ Bà La Môn thường lặng lẽ tu luyện trong các hang động thâm u, vắng bóng người qua lại.
Chánh điện chùa xây dựng trên nền đất cao, có nhiều bậc cấp dẫn lên, được trang trí lộng lẫy với nhiều hoa văn, họa tiết. Mái của chánh điện được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau, trên đỉnh là chóp tháp cao vút, uy nghi. Bên trong chính điện là hai hàng cột cao lớn uy nghi, giữa chính điện là bàn thờ. Tượng Phật Thích Ca to lớn đặt trên cao, phía dưới là những tượng Phật Thích Ca nhỏ hơn trong nhiều tư thế khác nhau.
Phía trước nhà khách và tăng xá là tháp cột cờ, chân tháp có bộ phù điêu 7 đầu rắn thần Naga. Hai bên có bộ bánh xe 12 căm tượng trưng thập nhị nhân duyên. Đối diện với chánh điện chùa Hang là quần thể tượng 12 con giáp, được bố trí hình vòng cung đắp nổi cặp rồng uốn lượn như chiếc thuyền. Đầu rồng ngẩng trên hai trụ đắp phù điêu thần Yak (chằn tinh được Phật cải hóa) và Voi. Nhìn từ bên trái sang là các tượng bao gồm các thần tiên và chằn cỡi chuột, cỡi bò, cọp, thỏ và rồng, tương ứng với Tý – Sửu – Dần – Mẹo – Thìn của người Việt.

Nguồn: https://tudienphapluat.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *