Chân Dung Những Vị Tướng Huyền Thoại Được Bác Hồ Đích Thân Chỉ Điểm Cách Đây 70 Năm

Chân Dung Những Vị Tướng Huyền Thoại Được Bác Hồ Đích Thân Chỉ Điểm Cách Đây 70 Năm

Chân Dung Những Vị Tướng Huyền Thoại Được Bác Hồ Đích Thân Chỉ Điểm Cách Đây 70 Năm


46570 , 5.00 , #Chân #Dung #Những #Vị #Tướng #Huyền #Thoại #Được #Bác #Hồ #Đích #Thân #Chỉ #Điểm #Cách #Đây #Năm
Chân Dung Những Vị Tướng Huyền Thoại Được Bác Hồ Đích Thân Phong Tướng Cách Đây 70 Năm
#damdaolichsu #lichsu #lich_su
Chào mừng các bạn đã quay trở lại với kênh Đàm Đạo Lịch Sử,
Các bạn thân mến, chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn ghi nhớ câu nói của đại học sĩ Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Chính vì vậy, Bác rất chú trọng việc chọn và trọng dụng nhân tài. Bác biết cách nhìn người, nhìn ra ưu điểm và cả nhược điểm của họ để sử dụng vào từng vị trí, công việc phù hợp. Bác biết lúc nào nên tuyên dương khen thưởng, lúc nào cần kiểm điểm kỷ luật. Một trong những minh chứng cho nghệ thuật dùng người của Bác chính là lễ sắc phong quân hàm cấp tướng đầu tiên năm 1948, sự kiện lịch sử đã đánh dấu sự phát triển của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Vậy những “hiền tài” nào đã được Bác Hồ trọng dụng? Hãy cùng Đàm Đạo Lịch Sử tìm hiểu ngay qua video ngày hôm nay nhé!
Thân bài
Sau chiến thắng rực rỡ của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy cần phải động viên tinh thần bộ đội, đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang qua hơn 2 năm chiến đấu. Bác đã bàn với Trung ương, nhân dịp này cần thành lập Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam, đồng thời phong quân hàm cho một số cán bộ chiến sĩ và tặng thưởng huân chương cho những người đã lập được chiến công. Chủ trương này của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được toàn thể thành viên trong Hội đồng Chính phủ hoan nghênh và hưởng ứng trong cuộc họp ngày 19/1/1948.
Sau đó đúng một ngày – ngày 20/1/1948, chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh phong quân hàm cho một số chỉ huy Quân đội, cán bộ lãnh đạo. Trong Sắc lệnh, ông Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng; ông Nguyễn Bình được phong quân hàm Trung tướng; các ông Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Sơn, Lê Hiến Mai, Lê Thiết Hùng, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa được phong quân hàm Thiếu tướng.
Ban đầu, lễ phong quân hàm được dự định tổ chức vào ngày 27/5/1948. Tuy nhiên, trong những ngày đó trời mưa rất to, các sông suối nước lớn khó có thể qua lại được nên các đại biểu chưa thể đến đủ. Tranh thủ thời gian đó, Hội đồng Chính phủ mở phiên họp toàn thể để giải quyết một số vấn đề quan trọng. Cuộc họp kéo dài tới nửa đêm vẫn chưa xong, phải tiếp tục họp vào sáng hôm sau.
Ngay hôm sau khi thời tiết đẹp hơn, ngày 28/5/1948, buổi lễ được tiến hành trong nhà bên dòng suối ở cánh đồng Nà Lọm, Định Hóa. Căn nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh mới dựng còn thơm mùi vách nứa. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc được trang hoàng giản dị với cờ đỏ sao vàng và một lọ hoa rừng. Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, “Thống nhất độc lập nhất định thành công”.
Đúng 13 giờ buổi lễ bắt đầu. Trong không khí trang nghiêm, Bác bước ra trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản Sắc lệnh, lần lượt gọi tên các đồng chí.
Bên ngoài tiếng suối vẫn réo ầm ầm như tiếng vọng từ ngàn xưa dội về. Bên trong giọng Bác trầm ấm, ngân vang, thẫm đẫm tình cảm đồng chí, đồng đội. Cuối buổi lễ, bác không quên dặn dò các cán bộ và cùng mọi người chụp chung một tấm hình, lưu giữ lại những hồi ức về sự kiện lịch sử này

=================================
►Subs:

=================================
Đàm Đạo Lịch Sử .

Nguồn: https://tudienphapluat.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *