Hãy Kiên Nhẫn | Tĩnh Nguyện Hằng Ngày 25/02/2021

Hãy Kiên Nhẫn | Tĩnh Nguyện Hằng Ngày 25/02/2021


11211 , 4.96 , #Hãy #Kiên #Nhẫn #Tĩnh #Nguyện #Hằng #Ngày
Tôi ngồi xuống, đọc Kinh Thánh và cố gắng để đôi chân mình có thể yên vị một chỗ. Lo lắng vì sợ bị trễ lịch đọc Kinh Thánh hằng ngày, vì vậy tôi vội vàng mở Kinh Thánh ra. Tôi lướt xem thử đoạn mình đọc dài thế nào. Ôi, 35 câu! Tôi thấy mình còn nhiều việc phải làm quá. Sau khi xong đoạn này, phải đọc đoạn kế tiếp. Tôi luôn kỷ luật bản thân để ưu tiên giữ giờ tĩnh nguyện trước nhất vào mỗi buổi sáng. Mục tiêu của tôi là mỗi năm phải đọc xong quyển Kinh Thánh và buổi sáng hôm nay, lịch của tôi là đọc xong Xuất Ai Cập Ký 31-33. Tôi cố gắng để hoàn thành cho nhanh vì sau đó còn phải chạy bộ tập thể dục, giặt giũ, đi chợ, có cuộc hẹn ăn trưa bên ngoài, rồi phải suy nghĩ và chuẩn bị để nấu bữa tối cho gia đình. Và rồi, tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình.

Trong những đoạn Kinh Thánh tôi đọc, tôi cảm thấy trăn trở với câu chuyện của dân Y-sơ-ra-ên tại núi Si-na-i.

“Khi thấy Môi-se ở trên núi mãi chưa xuống, dân chúng tụ họp chung quanh A-rôn và nói: “Nào! Ông hãy làm cho chúng tôi những vị thần đi trước chúng tôi, vì chúng tôi không biết việc gì đã xảy đến cho ông Môi-se, người đã dẫn chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập.” (Xuất Ai Cập Ký 32:1)

Tôi cảm thấy nghẹn ngào. Sự thiếu kiên nhẫn của dân chúng ở tại núi Si-a-i cũng là sự thiếu kiên nhẫn của tôi. Tôi cũng ngồi trước mặt Chúa trong sự hối hả, càu nhàu. Thần tượng trong đời sống mỗi ngày của tôi là danh sách công việc phải được hoàn thành và điều đó đã cướp mất thời gian quý báu của tôi với Chúa. Nhận ra điều đó, tôi ngừng lại và xưng nhận tội lỗi của mình. Tôi xin Chúa tha thứ cho thái độ vội vã của tôi khi đến với Ngài. Tôi cũng cầu xin Chúa mở mắt của tôi để hiểu được ý muốn của Ngài dành cho mình.

Thiếu kiên nhẫn với Chúa là một việc tai hại. Vì mỗi khi như vậy, chúng ta xoay hướng sang những thần tượng khác trong đời sống của mình giống như dân Y-sơ-ra-ên. Tuy nổi cơn thịnh nộ với việc làm của người Y-sơ-ra-ên, Chúa đã nhậm lời Môi-se, người cầu thay của họ, mà không tiêu diệt tất cả.

Buổi sáng hôm đó, tôi bắt mình phải chậm lại và suy ngẫm về việc Chúa định tội người Y-sơ-ra-ên. Dân chúng cho rằng Môi-se đã quên họ, và sự chậm trễ của ông là nguyên nhân khiến họ tạo ra những thần tượng của riêng mình để thờ phượng. Họ biết ông đang ở với Chúa trên núi, nhưng họ muốn có Môi-se, nhà lãnh đạo hữu hình của họ, họ muốn ông ngay lập tức. Có phải họ đã sớm quên những gì Đức Chúa Trời đã làm? Có phải Môi-se cũng trở nên một thần tượng của họ không?

Đức Chúa Trời đã giải cứu họ khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập. Vậy mà chỉ sau ba tháng trong đồng vắng, họ đã nói với Môi-se rằng: “Chúng tôi nhớ cá mà chúng tôi ăn không phải trả tiền tại Ai Cập cùng với dưa chuột, dưa gang, củ kiệu, hành và tỏi.” (Dân Số Ký 11:5)

Dân Y-sơ-ra-ên thật được phước khi có Môi-se là người cầu thay cho họ, dù không phải tất cả mọi người dân đều thoát khỏi án phạt.

Đọc tiếp câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên trong hoang mạc, chúng ta biết ngoại trừ Giô-suê và Ca-lép thì chỉ có những người thuộc thế hệ từ 20 tuổi trở xuống trong dân chúng mới được vào đất hứa. Bởi vì tội lỗi của dân chúng nên Chúa cho họ biết, “các con sẽ phải bỏ thây trong hoang mạc nầy” (Dân Số Ký 14:32)

Đọc những đoạn Kinh Thánh đó, tôi tạ ơn Chúa vì Ngài đã giúp tôi có thể sống chậm lại. Ngài ban cho tôi cơ hội để học và suy ngẫm Lời Ngài. Nếu Giô-suê và Ca-lép được ban thưởng vì hai ông đã trung tín và kiên nhẫn vượt qua cuộc thử thách 40 mươi năm trong đồng vắng, thì chẳng lẽ tôi không trung tín được 40 phút với Chúa trong giờ tĩnh nguyện của mình hay sao?

Nguồn: https://tudienphapluat.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *