Hệ số công suất Cosφ là gì? | Phân loại & Cách tính dung lượng tụ bù | Sugar MEPF

Hệ số công suất Cosφ là gì? | Phân loại & Cách tính dung lượng tụ bù | Sugar MEPF


469 , 5.00 , #Hệ #số #công #suất #Cosφ #là #gì #Phân #loại #Cách #tính #dung #lượng #tụ #bù #Sugar #MEPF
Hệ số công suất Cosφ là gì? | Phân loại & Cách tính dung lượng tụ bù | Sugar MEPF

Hãy ấn vào đăng ký kênh để giúp tớ được 10.000 subs với nhé ^^ !

Bạn nào thấy hay thì ủng hộ mình có thêm chút kinh phí để làm những video tiếp theo nha!
💸 Link Donate:

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn về Hệ số công suất Cosφ là gì? | Phân loại & Cách tính dung lượng tụ bù

Hệ số công suất là tỉ số giữa công suất tác dụng (kW) và công suất biểu kiến (kVA). Hệ số công suất càng gần với giá trị lớn nhất (bằng 1), càng có lợi cho nhà cung cấp và khách hàng.
PF = P (kW) / S (kVA)
P = Công suất tác dụng
S = Công suất biểu kiến
Tại sao phải nâng cao hệ số công suất?

Các lợi ích của việc nâng cao hệ số công suất:
– Giảm giá điện
– Giảm kích cỡ dây dẫn
– Giảm tổn hao công suất (P, kW) trong cáp điện:
Tổn hao trong dây dẫn tỉ lệ bình phương dòng điện và đo bằng công-tơ-met.
Ví dụ, giảm dòng tổng đi qua dây dẫn 10% sẽ giảm tổn thất gần bằng 20%
– Giảm sụt áp:
Các tụ điện điều chỉnh hệ số công suất làm giảm hoặc thậm chí khử hoàn toàn dòng phản kháng trong các dây dẫn ở trước vị trí bù, vì thế làm giảm bớt hoặc khử bỏ hẳn sụt áp.
Chú ý: việc bù dư sẽ gây ra hiện tượng tăng điện áp trên các tụ
– Tăng khả năng mang tải:
Bằng cách cải thiện hệ số công suất của tải được cấp nguồn từ máy biến áp, dòng điện đi qua máy biến áp sẽ giảm, vì thế cho phép việc thêm tải vào máy biến áp. Trong Thực tế, nâng cao hệ số công suất có thể đỡ tốn kém hơn việc thay thế máy biến áp lớn hơn khi có yêu cầu tăng công suất phụ tải.

Trong video sẽ hướng dẫn chi tiết cho các anh chị em các bước lựa chọn tụ bù trong dự án
Quy trình lựa chọn thiết bị hiệu chỉnh hệ số công suất gồm 4 bước:
Bước 1: Tính toán công suất phản kháng cần thiết.
Bước 2: Lựa chọn chế độ bù:
Bù tập trung
Bù theo nhóm (khu vực)
Bù tải riêng lẻ, chẳng hạn như động cơ lớn.
Bước 3: Lựa chọn loại bù:
Cố định, bằng cách kết nối một khối tụ điện có giá trị cố định.
Tự động, bằng cách kết nối một số bước khác nhau, cho phép điều chỉnh của năng lượng phản ứng đến giá trị yêu cầu.
Ứng động, để bù các tải trọng dao động lớn.
Bước 4: Điều kiện vận hành và sóng hài.

Giúp cho các anh chị em phân loại được các loại tụ bù trong công trình

Các cấu hình tụ điện:
SDuty: Tụ điện làm việc tiêu chuẩn cho các điều kiện hoạt động tiêu chuẩn và khi không có tải phi tuyến tính đáng kể.
HDuty: Tụ điện Heavy-duty cho các điều kiện hoạt động khó khăn, đặc biệt là nhiễu điện áp hoặc khi có một vài tải phi tuyến tính. Dòng điện danh định của tụ điện phải được tăng lên để đối phó với sự tuần hoàn của dòng điện hài.
Energy: Tụ điện được thiết kế đặc biệt, dành cho các điều kiện hoạt động khắc nghiệt, đặc biệt là nhiệt độ cao.
Tụ điện có cuộn kháng tách rời: áp dụng khi có một số lượng đáng kể phụ tải phi tuyến tính.
Bộ lọc điều chỉnh: khi tải phi tuyến tính chiếm ưu thế, yêu cầu giảm thiểu sóng hài. Một thiết kế đặc biệt nói chung là cần thiết, dựa trên các phép đo tại chỗ và mô phỏng mạng trên máy tính.

Hy vọng thông qua video này sẽ giúp các anh chị em hiểu rõ Hệ số công suất Cosφ là gì? | Phân loại & Cách tính dung lượng tụ bù, giúp các anh chị em tính chọn được dung lượng tụ bù phù hợp cho dự án của mình.

Nếu xem xong video này mà vẫn chưa hiểu được Hệ số công suất Cosφ là gì? | Phân loại & Cách tính dung lượng tụ bù thì nhớ comment bên dưới mình sẽ giải đáp thêm các thắc mắc.
Thanks all

►Kết nối với Sugar MEPF tại:
• Facebook:
• Twitter:
• Youtube:

►Đừng quên đăng ký, chia sẻ và để lại những dòng bình luận góp ý ở video để tôi và bạn kết nối lại gần nhau hơn nữa.

CHÚC CÁC BẠN 1 NGÀY MỚI VUI VẺ !
© Bản quyền thuộc về Sugar MEPF
© Copyright by Sugar MEPF ☞ Do not Reup

#sugarmepf #tinhchondungluongtubu #phanloaitubu .

Nguồn: https://tudienphapluat.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *