Máy Bay Vận Tải Cơ Của Quân Đội Nhật Bản Đáp Xuống Sân Bay Tân Sơn Nhất | Spotting Vehicles

Máy Bay Vận Tải Cơ Của Quân Đội Nhật Bản Đáp Xuống Sân Bay Tân Sơn Nhất | Spotting Vehicles


149828 , 4.47 , #Máy #Bay #Vận #Tải #Cơ #Của #Quân #Đội #Nhật #Bản #Đáp #Xuống #Sân #Bay #Tân #Sơn #Nhất #Spotting #Vehicles
#Jets #Aircraft #Airplanes #Aeroplanes #AirVehicles #planespotting #aviationlovers #airport #aviation

Có thể các bạn đã biết đến tập đoàn Kawasaki của Nhật Bản … nhất là các bạn đam mê tốc độ … thì chắc hẳn ko còn xa lạ gì với chiếc PKL quốc dân Kawasaki Z1000 … Nhưng ít ai biết rằng tập đoàn này còn sản xuất được cả máy bay nữa. Mà là máy bay của phục vụ cho quân đội hẳn hoi.

Chiếc máy bay mà các bạn đang thấy có tên là Kawasaki C-2. Đó là máy bay vận tải thuộc biên chế của Lực Lượng Phòng Vệ trên không Nhật Bản gọi tắt là JASDF.

Đây là chiếc máy bay mới được thiết kế và đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây. Cụ thể là nó được phát triển và bay thử vào năm 2010 và chính thức đi vào hoạt động chiếc đầu tiên vào năm 2016. Từ đó đến nay cũng chỉ có vài chiếc được sản xuất tiếp theo. Với tuổi đời khá trẻ và số lượng ít như thế nên việc gặp được 1 chiếc Kawasaki C-2 là cực kỳ khó khăn và luôn là niềm mơ ước của rất nhiều spotter trên thế giới.

Nhưng Tân Sơn Nhất lại một lần nữa khá may mắn khi lần này là lần thứ 5 chiếc C-2 này đến Sài Gòn. 4 lần trước chiếc C-2 qua để vật tư và nhân lực phục vụ cho việc sửa máy bay P3c Orion (một dòng máy bay săn ngầm của quân đội Nhật Bản) đang đi làm nhiệm vụ, ghé qua Tân Sơn Nhất đổ xăng và bị hư động cơ, phải nằm lại vài tháng chờ sửa chữa.

Nếu các bạn tìm trong kênh của mình sẽ thấy được các video về những lần đến trước đó của chiếc máy bay Kawasaki C-2 này. Và cũng thấy luôn chiếc máy bay săn ngầm P3C Orion đó.

Còn hôm nay chiếc C-2 đến theo như thông báo với truyền thông thì là để tìm hiểu đường bay, đặc điểm khu vực Châu Á Thái Bình Dương để cải thiện khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động cứu trợ thiên tai.

Như chúng ta đã biết. Sau thế chiến thứ 2, Lục Quân và Hải Quân của Nhật Bản bị giải tán vào năm 1945. Điều 9 của hiến pháp năm 1947 do Mỹ viết ra đã ngăn cản Nhật Bản có quân đội chính quy.

Nên vào năm 1954 Nhật Bản phát triển quân đội lại nhưng lấy tên là Lực Lượng Phòng Vệ (Japan Self-Defense Force). Ngoài lực lượng phòng vệ trên không mà chiếc máy bay C-2 này thuộc về, Nhật Bản còn có lực lượng phòng vệ mặt đất, lực lượng phòng vệ bờ biển.

Kawasaki C-2 biên chế phi hành đoàn gồm 3 người, 2 phi công và 1 quản lý tải trọng. Chiều dài của máy bay cũng gần bằng với sải cánh là 44m. Chiều cao là 14m, máy bay có thể bay với vận tốc tối đa là 920 km/h và độ cao tối đa để hoạt động là 12.200m.

Chiếc Kawasaki C-2 này có số hiệu là 08-1211 cất cánh từ sân bay Yonago Kitaro Airport, nơi có căn cứ không quân Miho cửa lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản. Có lẽ chiếc máy bay này thuộc biên chế của căn cứ này. Sân Bay Yonago là một thành phố thuộc tỉnh Tottori của Nhật Bản, gần giáp với biển Nhật Bản và Hàn Quốc và kế bên tỉnh Hiroshima nổi tiếng.

Tỉnh Tottori nổi tiếng ở Nhật Bản một phần là do truyền thống văn hoá lâu đời, được xây dựng kế thừa nền văn hoá ngàn xưa từ tỉnh cổ Inaba hình ảnh thường thấy nhất là về chú thỏ rừng Nhật Bản hay còn gọi là Thỏ Inaba.

Thỏ Inaba là một phần thiết yếu gần như gắn liền với huyền thoại thần Shinto Ōkuninushi (Đại Quốc Chủ). Câu chuyện về Thỏ Inaba có nhiều phiên bản và được tìm thấy trong biên niên sử lâu đời nhất còn tồn tại ở Nhật. Chuyển kể là ngày xưa tại đảo Oki có một con thỏ trắng, con thỏ này muốn đi qua vùng đất Inaba cách đó một cái eo biển. Nên thỏ nghĩ ra cách đi bằng cách thách với bầy cá mập xem số lượng trong bầy đàn của thỏ nhiều hơn hay cá mập nhiều hơn. Bọn cá mập tập trung lại xếp thành 1 hàng dài từ đảo Oki đến Inaba vô tình tạo nên một cái cầu. Chú thỏ giả bộ nhảy trên đầu bọn cá mập để đếm số lượng, nhưng đến con cá mập cuối cùng, kế hoạch của Thỏ Inaba bị bại lộ, con thỏ bị con cá mập cuối cùng cắn trọng thương ngoi ngóp leo lên bờ.

Lúc này thần Okuninushi cùng 80 vị thần khác đang trên đường đến thành phố Inaba để cầu hôn công chúa của Inaba. Thấy con thỏ bị thương, 80 vị thần kia đem con thỏ nhúng vào nước biển và phơi nắng tiếp để con thỏ đau đớn hơn. Nhưng Okuninushi là người đi sau cùng … nhìn thấy cảnh đó liền đem thỏ đi rửa sạch vết thương và băng bó cho con thỏ mau hồi phục.

Con thỏ đó thực ra là một vị thần khác, vì cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của Okuninushi nên nó tiết lộ là Okuninushi sẽ là người cưới được công chúa chứ không phải 80 vị thần kia. Kết quả là đúng như thế. Okuninushi về sau được ca ngợi như là Đại Quốc Chủ Mệnh, hay còn gọi là thần vĩ đại, người xây dựng nên đất nước Nhật Bản.

Nãy giờ mình nói nhiều như thế chỉ để mô tả cho cái hình tròn nhỏ xíu dưới đuôi của chiếc máy bay này. Đó là hình của Okuninushi với con thỏ trong thần thoại.

Nếu các bạn có muốn đọc thêm thì search Hare Of Inaba nha. Nếu thấy video của mình hay xin hãy share và cho mình một Subcribe nhé.

Cảm ơn các bạn đã xem video

—————————————————————————

Chiếc Máy Bay Số Hiệu 08-1211 (COMET11)
Loại Máy Bay Japan Air Self-Defense Force (JASDF)
Của Kawasaki C-2
Hạ Cánh Ở Sân Bay Tân Sơn Nhất. .

Nguồn: https://tudienphapluat.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *