NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỘ TRUYỀN ĐỘNG XE ĐẠP ĐỊA HÌNH | PHẦN 1 | XE ĐẠP XANH

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỘ TRUYỀN ĐỘNG XE ĐẠP ĐỊA HÌNH | PHẦN 1 | XE ĐẠP XANH


65 , 5.00 , #NHỮNG #ĐIỀU #CẦN #BIẾT #VỀ #BỘ #TRUYỀN #ĐỘNG #ĐẠP #ĐỊA #HÌNH #PHẦN #ĐẠP #XANH
#bo_truyen_dong_xe_dap #xe_dap_dia_hinh #xe_dap_the_thao
Hãy nhớ👉🏻 LIKE và 👉🏻 SUBCRIBE, bật chuông thông báo để nhận được những video mới nhất từ Channel nha!
1 – GIÒ ĐĨA XE ĐẠP ĐỊA HÌNH

Hiện nay, giò đĩa xe đạp địa hình được chia là 3 loại chính, bao gồm 3 đĩa, 2 đĩa và 1 đĩa.
Dòng 3 Đĩa (Triple)
Đầu tiên chính là dòng 3 đĩa (triple), đây có thể coi là dòng cổ điển nhất trong tất cả các dòng. Cũng như tên gọi, dòng 3 đĩa bao gồm đĩa ngoài với cấu phần thường từ 42 hoặc 44 bánh răng. Tiếp theo, đĩa giữa sẽ có cấu phần từ 32 hoặc 43 bánh răng và cuối cùng là đĩa trong với 22 hoặc 24 bánh răng.

Cách sắp xếp này cho phép bạn tuỳ chính với kích thước bánh răng lớn nhất. Tuy nhiên, sẽ có hơi rườm rà trong tỷ lệ dàn đĩa, vì dụ như trường hợp chéo dây sên (Cross-chaining) đáng lo ngại với dòng 3 đĩa.
Bên cạnh đó, trong khi thương hiệu bộ truyền động Shimano vẫn tung ra dòng 3 đĩa “hạng A”, giò đĩa với 3 đĩa ít khi được tìm thấy tại các dòng xe đạp địa hình cao cấp, đây có thể là một sự đáng tiếc trong nỗ lực xâm nhập thị trường từ Shimano.
Dòng 2 Đĩa (Double):
Crankset ( gồm các trục khuỷu và ít nhất một dây xích ) với 2 đĩa đã thành công trong việc vượt mặt dòng 3 đĩa khác, như việc thông dụng cho tất cả các dòng xe đạp địa hình khi thương hiệu SRAM và Shimano đã cho ra giò đĩa 10-tốc độ. Ngoài ra, giò đĩa đôi cho phép thu hẹp phạm vi giò đĩa với ít xảy ra hiện tượng chéo dây sên hơn.
Bên cạnh đó, giò đĩa đôi sở hữu đĩa trong từ 22 hoặc 28 bánh răng, trong khi đĩa ngoài thường sở hữu từ 34 hoặc 36 bánh răng. Giò đĩa đôi thường được tìm thấy tại một số dòng xe cao cấp và trung cấp.
Dòng Đĩa Đơn
Đến nay, dòng đĩa đơn luôn là xu hướng trong vòng hơn 5 năm qua. Với duy nhất 1 đĩa, đây là dòng vô cùng thông dụng với các dòng xe đạp địa hình đổ đèo, khi mà những líp lớn không mấy cần thiết và giúp bảo vệ dây sên vô cùng quan trọng.
Một số thương hiệu như SRAM đã cho trình làng bộ líp lớn như 1 x 11 và 1 x 12, bộ giò đĩa đơn đã trở thành định mức theo phân khúc xe đạp trung và cao cấp. Điều này cũng đã giúp gia tăng tính thâm nhập thị trường từ các dòng xe.
Ngoài ra, đối với các loại giò đĩa có kích thước rộng, tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng sẽ bao gồm từ 38 bánh răng cho các tay đua đường bằng (cross-country) cho tới 28 hoặc 26 bánh răng cho các xe đạp đường tuyết (Fatbikes).
Một thuộc tính của dòng giò đĩa đơn chính là sử dụng dây sên cho những bánh răng to, không bị cản trở và xen kẽ nhằm đảm tương thích với mặt trong và ngoài của chuỗi xích. Cả hai tính năng đều được thiết kế giúp dây sên đặt đúng vị trí mà không cần chuyển líp trước hay bộ định hình dây sên.
2 – TRỤC GIỮA XE ĐẠP ĐỊA HÌNH (BOTTOM BRACKET)
Giò đĩa sẽ không bao giờ giúp bạn tiến xa hơn nếu không có trục quay. Có thể nói hiện nay có rất nhiều loại trục quay với chất liệu khác nhau, một số trục quay (bottom bracket) như:

Trục quay BSA:
Trục quay BSA thường được tìm thấy tại một số dòng xe sản xuất trước năm 2010. Đây là dạng trục quay với tính năng kết nối hai mặt của vỏ. Khung thiết kế với trục quay BSA thường khá phổ biến, với các kích cỡ như 68mm, 73mm, 83mm và 100mm.

Trục quay BB30:
Trục quay BB30 thường được sử dụng từ những năm 2006, với đường kính là 30mm, điều này đảm bảo giảm trọng lượng và gia cố thêm phần cứng cáp. Bên cạnh đó, vòng bi tại trục quay được nhấn trực tiếp vào phần carbon hoặc hợp kim nhôm tại trục quay. Khâu lắp ráp phải đảm bảo độ chính xác cao, bởi chỉ cần một sai lệch nhẹ cũng khiến giò đĩa không xoay mượt mà, theo thời gian dòng BB30 cũng bắt đầu tạo ra tiếng ồn. Về sau, trục quay BB30 cũng ít được sử dụng hơn.
Thông thường chiều rộng của trục quay BB30 sẽ khoảng 65mm hoặc 73mm. Đối với xe đạp địa hình chủ yếu là 68mm.
Trục quay BB86-89.5-92 Press Fit:
Đây là dòng thường được sử dụng cho cả hai xe đạp đường trường và xe địa hình. Vòng bị thường không nằm trực tiếp tại dàn khung, nhưng chúng sẽ nằm trong phần vỏ hợp kim nhôm hay plastic khi được nhấn vào khung.
Đây có thể xem là điểm cộng lớn khi chúng bắt đầu bị mòn. Vòng bi sẽ không nhanh làm hỏng dàn khung, hơn nữa đôi khi hiện tượng bị kẹt vòng bi khi chúng bị mòn, tuy nhiên trường hợp này cũng khó xảy ra. Kích thước trục quay BB86-89.5-92 cho xe đạp địa hình gồm 89.5mm hoặc 92mm.
Bên cạnh trục quay BB86/92 Press Fit thì ta còn có phiên bản Press Fit 30. Đây là phiên bản dựa trên cấu tạo của trục quay BB30, nếu phiên bản BB30 dễ xảy ra hiện tượng “ọp ẹp” thì đối với PF30 không phải làm vấn đề bởi phần vỏ vòng bi được cân đối tốt hơn.
Để cung cấp không gian cho phần vỏ plastic, phiên bản PF30 có đường kính là 46mm, với ưu điểm chính là chúng có thể tương thích với trục khuỷa BB30. Bên cạnh đó, độ rộng của PF30 thường là 68mm cho xe đạp đường trường và 72mm cho xe đạp địa hình.
Bên cạnh những dòng trục quay trên, hiện nay còn một số dòng trục quay khác như ITA, BB30A, BBRIGHT, OSBB, BB386EVO… .

Nguồn: https://tudienphapluat.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *