Xây dựng kế hoạch dạy học và phân tích, đánh giá kế hoạch dạy học môn Công nghệ

Xây dựng kế hoạch dạy học và phân tích, đánh giá kế hoạch dạy học môn Công nghệ


524 , 5.00 , #Xây #dựng #kế #hoạch #dạy #học #và #phân #tích #đánh #giá #kế #hoạch #dạy #học #môn #Công #nghệ
Xây dựng kế hoạch dạy học/giáo án cho bài dạy môn Công nghệ sẽ được tiến hành theo 5 bước như sau.
Bước 1: Xác định chủ đề dạy học trong chương trình
Trong chương trình môn Công nghệ, nội dung dạy học và yêu cầu cần đạt tương ứng được thể hiện dưới dạng bảng, theo từng lớp.
Chủ đề dạy học có thể trùng với nội dung được nêu trong chương trình, có thể là một phần (trong trường hợp nội dung lớn, được tách ra thành nhiều chủ đề). Tên chủ đề có thể được đặt khác với nội dung đề cập trong chương trình cho phù hợp với tên bài học, phù hợp với đối tượng học sinh, ý tưởng sư phạm của giáo viên.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học
(1) Tiêu chí đánh giá mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là nội dung mô tả điều học sinh đạt được sau bài dạy. Đây là nội dung cần xác định trước hết trong tiến trình thiết kế bài học. Trên cơ sở đó, các thành phần khác của kế hoạch bài dạy mới được xác định. Trong dạy học phát triển năng lực và phẩm chất, mục tiêu bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Thể hiện đầy đủ các thành phần của mục tiêu: bao gồm mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng, mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất.
– Bám sát yêu cầu cần đạt của nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt của năng lực công nghệ, năng lực chung cốt lõi, phẩm chất chủ yếu trong Chương trình môn Công nghệ và Chương trình tổng thể.
– Đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, đo lường và đánh giá được.
(2) Tiến trình thiết kế mục tiêu bài học
a) Phân tích và cụ thể hóa yêu cầu cần đạt
Yêu cầu cần đạt cho từng nội dung trong chương trình được thể hiện dưới dạng các kiến thức, kĩ năng tương ứng. Trong chương trình môn học, bên cạnh những yêu cầu cần đạt đã được xác định tường minh và rõ ràng (Ví dụ: nêu được tác dụng của máy thu thanh; dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh…), một số yêu cầu cần đạt được viết tương đối khái quát, và chung cho một lớp đối tượng
b) Xác định mục tiêu phát triển năng lực cho bài học.
Năng lực công nghệ: Khi biên soạn Chương trình, yêu cầu cần đạt của năng lực công nghệ đã được thể hiện thông qua yêu cầu cần đạt trong từng mạch nội dung, chủ đề cụ thể. Theo cách đó, việc đạt được mục tiêu dạy học trong các mạch nội dung, chủ đề cũng là đạt được yêu cầu cần đạt của năng lực công nghệ. Tuy nhiên, khi thiết kế bài học, cần tham chiếu thêm tới các thành phần, yêu cầu cần đạt của năng lực công nghệ (khác với yêu cầu cần đạt đã được thể hiện trong mục tiêu kiến thức, kĩ năng của bài học). Yêu cầu cần đạt này được phát biểu trong ngữ cảnh của nội dung bài học.
Phẩm chất và năng lực chung cốt lõi: Trong chương trình, năng lực chung cốt lõi và phẩm chất chủ yếu chưa được thể hiện trong yêu cầu cần đạt của các mạch nội dung, chủ đề cụ thể. Căn cứ vào đặc điểm nội dung bài học, xác định yêu cầu cần đạt cụ thể về năng lực chung, phẩm chất bài học góp phần phát triển. Mục tiêu phát triển năng lực chung và phẩm chất được viết dựa trên mô tả chung trong Chương trình tổng thể và ngữ cảnh nội dung bài học.
Bước 3: Biên soạn nội dung dạy học
(1) Tiêu chí đánh giá nội dung dạy học
Nội dung dạy học phản ánh các tri thức về chủ đề dạy học. Trong dạy học phát triển năng lực, nội dung dạy học là chất liệu để tổ chức các hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu bài học. Nội dung dạy học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, thực tiễn và cập nhật.
– Kế thừa nội dung dạy học trong chương trình hiện hành.
– Phù hợp với mục tiêu bài học.
(2) Tiến trình biên soạn nội dung dạy học
– Hình thành cấu trúc nội dung dạy học
– Biên soạn nội dung dạy học
Bước 4: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học
(1) Tiêu chí đánh giá phương pháp dạy học
– Phát huy hứng thú học tập, thúc đẩy sự tham gia của người học.
– Tạo thách thức nhận thức phù hợp với tâm sinh lí của học sinh
– Khuyến khích tự chủ, tích cực của người học
– Đa dạng, đảm bảo phân hóa trong, phù hợp nhịp độ học tập
– Được biểu hiện qua hoạt động học tập, thực hành, trải nghiệm.
(2) Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học
– Lựa chọn phương pháp dựa vào nội dung: cần phân tích đặc điểm nội dung dạy học để lựa chọn phương pháp phù hợp. Nội dung phần công nghệ ở cấp tiểu học chủ yếu chia thành các cặp đặc điểm sau: xa lạ và mới với học sinh – gần gũi và học sinh đã có trải nghiệm; trừu tượng và khó hiểu – cụ thể và dễ hiểu; kiến thức – hành động.
Bước 5: Thiết kế hoạt động dạy học
(1) Tiêu chí đánh giá hoạt động dạy học
– Mỗi hoạt động dạy học cần có mục tiêu rõ ràng, kết nối và đồng bộ với mục tiêu chung của bài học.
– Phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu, nội dung của hoạt động và đồng bộ với phương pháp, kĩ thuật dạy học đã lựa chọn trong phần lựa chọn chung cho cả bài học.
– Thể hiện rõ hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh và sự đồng bộ, hợp lí của hai hoạt động đó.
– Mô tả được cách thức đánh giá trong hoạt động dạy học đảm bảo mỗi học sinh nhận thức được mức độ đạt được của bản thân so với mục tiêu bài học.
– Thể hiện đầy đủ thông tin về thời điểm và cách thức sử dụng phương tiện, các học liệu sử dụng trong bài học. .

Nguồn: https://tudienphapluat.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *